BÌNH TRĨ VƯƠNG " ĐẾ VƯƠNG VỀ TRĨ "- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC LOẠI BỆNH TRĨ
Bình Trĩ Vương đạt giải thưởng huy chương vàng " Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2014"
Bình Tri Vương là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh về trĩ với các triệu chứng: chảy máu trĩ, sa búi trĩ, táo bón, nhuận tràng, đau rát vùng hậu môn. Sản phẩm được sử dụng an toàn và hiệu quả cao cho người bị bệnh trĩ và táo bón kéo dài. Trong nhiều năm qua, đúc kết từ thực tế sử dụng có hiệu quả, với kiến thức của các nhà khoa học đã tạo nên một sản phẩm Bình Trĩ Vương với những ưu điểm vượt trội, là bước ngoặt mang tính đột phá kết hợp với phương pháp tiêm xơ búi trĩ của PGS-TS-THẦY THUỐC ƯU TÚ ĐỖ NGỌC TẤN, đã điều trị thành công trên 80 nghìn bệnh nhân ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc từ năm 1985 đến nay. Để đưa thêm một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả cao cho những người bị bệnh trĩ và táo bón. Sản phẩm có bán trên toàn quốc.
1. Công dụng:
- Giúp thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, bền thành mạch, nhuận tràng.
- Hỗ trợ điều trị các loại bệnh trĩ với các triệu chứng như: chảy máu, sa búi trĩ, táo bón, đau rát hậu môn........
2. Đối tượng sử dụng:
- Dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại, đại tiện khó khăn gây chảy máu, đau rát, nứt kẽ hậu môn khi đi đại tiện.
- Dùng cho người thường xuyên bị táo bón, hoặc bị ngứa do nóng gan hoặc do táo bón lâu ngày gây ra.
- Dùng cho người dãn tĩnh mạch ngoại biên, người cao huyết áp, phụ nữ mang thai.
3. Cách dùng:
- Trẻ em dưới 10 tuổi: uống mỗi lần 1-2 viên, ngày 2 lần sau bữa ăn 1 giờ.
- Trên 10 tuổi và người lớn: uống mỗi lần 2-3 viên, ngày 2 - 3 lần sau bữa ăn 1 giờ.
( Uống thuốc theo sự hướng dẫn của Bác sỹ)
4. Công dụng của các thảo dược
4.1. Ngư tinh thảo (còn gọi là diếp cá):
Ngư tinh thảo còn gọi là diếp cá, dấp cá, trấp cá. Đây là loại cây mọc hoang được trồng để làm rau gia vị. Dấp cá được Đông y dùng để chữa nhiều bệnh. Diếp cá là dạng cây cỏ, cao 20-40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, họp thành bông có 4 lá bắc màu trắng trông như một chiếc hoa riêng lẻ. Hạt hình trái xoan nhẵn.
Cây mọc trên đất ẩm trong thung lũng, ven suối, bờ mương. Phân bố khắp các tỉnh miền núi và có nhiều ở các vườn nhà vùng đồng bằng nông thôn. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm và thường dùng tươi.
Theo Đông y, Ngư tinh thảo vị cay tanh hôi (có mùi tanh như cá), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Các hoạt chất trong Ngư tinh thảo là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời làm bền chắc mao mạch nên dùng tốt cho người cao huyết áp, phụ nữ có thai. Tinh dầu Diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh (ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn lỵ...). Vì vậy Diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ, nhất là trĩ chảy máu rất hiệu quả. Ngoài ra còn để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa...
* Bài giảng Dược Liệu, tập I, bộ môn Dược Liệu, trường đại học Dược HN, 2004 , trang 294-295.
* Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-GS.TS Đỗ Tấn Lợi –NXB Y học 4/2005
4.2. Hòe hoa (còn gọi là hoa hòe):
Hòe hoa là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây Hòe Sophora Japonica L. thuộc họ Cánh bướm Fabaceae ( Papitionaceae) . Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Nhật hoa tử bản thảo. Cây Hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta
Tính vị qui kinh: Vị đắng hơi hàn. Qui kinh Can, Đại tràng.
Thành phần chủ yếu:Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.
Tác dụng dược lý: Rutin có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa. Rutin là một Flavonoid Aglycon có nhiều trong hòe hoa. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính cứng, dễ vỡ và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng
Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: Hoa hòe có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Glucozit vỏ hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim. Hòe bì tố có tác dụng làm giãn động mạch vành. Ngoài ra hoa hòe còn có tác dụng hạ mỡ trong máu, chống viêm, chống co thắt và chống lóet.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: hoa hòe có tác dụng cầm máu, tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch. Vì vậy, có tác dụng rất tốt cho những trường hợp trĩ chảy máu, xuất huyết, đề phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa, điều trị tốt cho trường hợp cao huyết áp, giãn tĩnh mạch ngoại biên.
* Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-GS.TS Đỗ Tấn Lợi –NXB Y học 4/2005
4.3. Trắc bá diệp:
Trắc bá diệp có tên khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco, Họ Hoàng đàn – Cupressaceae hay dân gian còn gọi trắc bách diệp là Bá tử nhân, Bách diệp.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Trắc bách diệp: Cây Trắc bách diệp có thể cao 6 -8m, thân phân nhiều nhánh trong những mặt phẳng đứng làm cho cây có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹp hình vảy. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm. Cây được trồng khắp nơi dùng làm cảnh và làm thuốc.
Công dụng, chủ trị Trắc bách diệp: Vị đắng, chát, mát. Có tác dụng mát huyết, cầm máu. Chữa thổ huyết, trĩ chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, lỵ ra máu, tử cung xuất huyết, xích bạch đới, chữa ho, sốt và lợi tiểu. Hạt Trắc bách diệp (Bá tử nhân) chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi, táo bón. Vì vậy có tác dụng tốt cho người bị trĩ chảy máu, bị táo bón
* Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-GS.TS Đỗ Tấn Lợi –NXB Y học 4/2005
4.4. Huyền sâm (còn gọi là Hắc sâm):
Huyền sâm còn gọi là Hắc sâm, Nguyên sâm là rễ của cây Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) : Vị đắng mặn, tinh hàn, qui kinh Phế, Vị, Thận.
Thành phần chủ yếu:Có Huyền sâm tố (Scrophularin), ancaloit, asparagin, tinh dầu, acid béo và các chất đường.
Tác dụng dược lý:Theo Y học cổ truyền: Huyền sâm có tác dụng tả hỏa giải độc, dưỡng âm sinh tân, tán kết, chỉ khát, lợi yết hầu, nhuận táo.
Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Huyền sâm được chứng minh có các tác dụng sau:Có tác dụng cường tim nhẹ, giãn mạch hạ áp, an thần, chống co giật, giải nhiệt, hạ đường huyết, kháng khuẩn, trung hòa độc tố Bạch hầu (in vitro).
Ứng dụng lâm sàng: Trị các chứng bệnh có sốt, chứng viêm và trị viêm tắc động mạch…dùng tốt cho người cao huyết áp, bị trĩ.
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-GS.TS Đỗ Tấn Lợi –NXB Y học 4/2005”
BÌNH TRĨ VƯƠNG là sản phẩm của CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Y HỌC VIỆT NAM ĐNT
Địa chỉ: 60 Hào Nam, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Liên hệ: 0904172709